Bản tin MẮT THẦN ONLINE

Nơi chia sẻ các kinh nghiệm quản lý và kiểm soát chống thất thoát, gian lận hàng hóa!

Những điểm cần lưu ý khi chọn mua cân ô tô điện tử

Ngày này, nhiều doanh nghiệp đã không còn sử dụng những phương pháp cân truyền thồng mà chuyển sang sử dụng các bàn cân lắp đặt tại các trạm cân ô tô để có thể cân chính xác trọng lượng hàng hóa. Bài viết dưới đây DTC xin chia sẻ với quý khách hàng một số thông tin sau.

Bước 1: Xác định mục đích và chọn địa điểm

 Để xác định bàn cân dài bao nhiêu, tải trọng bao nhiêu, thiết bị điện tử chịu tải trọng bao nhiêu, cân hàng hóa gì, thường dùng cân xe ô tô mấy chân, 3 hay 4 chân và sau này nhu cầu cao hơn không. Ví dụ như cân dăm gỗ thường chỉ dùng cân 60, 80 tấn dài 6x3m, 8x3m, 10x3m còn như xi măng, than, quặng sắt thường là 80 đến 120 tấn dài 12x3m, 14x3m, 16x3m...

Bàn cân chìm

Hình minh họa bàn cân chìm

Bước 2: Xác định kiểu cân, loại cân 

Sau khi bạn đã xác định mục đích, chọn địa điểm thì bạn sẽ chọn được kiểu cân của trạm cân điện tử mình lắp đặt là chìm, nổi.
Kiểu chìm:
Ưu điểm: Gọn gàng, thẩm mỹ cho khung cảnh nhà máy, chiếm ít diện tích, ít chịu ảnh hưởng của môi trường như gió, nhiệt độ.
Nhược điểm:  Khó vệ sinh, lắp đặt, sửa chữa, thoát nước kém, dễ bị chuột, mối làm tổ cắn đắt dây tín hiệu, chi phí làm hầm cân cao.
Kiểu nổi:
Ưu điểm: Dễ vệ sinh, lắp đặt, không bị chuột, mối làm tổ, giảm thiểu được chuột cắn đứt dây, thoát nước tốt, chi phí móng cân thấp.
Nhược điểm: Chiếm nhiều diện tích, thẩm mỹ kém, chịu ảnh hưởng của môi trường.

Bàn cân bê tông

Minh họa bàn cân bê tông

Bước 3: Bàn cân làm bằng thép hay bê tông

Bàn cân thép: Khối lượng bàn cân nhẹ, chi phí làm và bảo dưỡng hàng năm lớn, không chịu được môi trường khắc nhiệt, tuổi thọ phụ thuộc vào môi trường và bảo dưỡng hàng năm, di chuyển vị trí khác dễ dàng, thi công nhanh.
Bàn cân bêtông: Khối lượng bàn cân nặng, chi phí làm và bảo dưỡng thấp, chịu được môi trường khắc nhiệt, tuổi thọ phụ thuộc môi trường, thi công chậm, khó khăn trong việc di chuyển.

Bước 4: Xác định chọn thiết bị điện tử cho trạm cân

Chọn loadcell: Độ chính xác của cân là độ không tuyến tính của cảm biến lực ( loadcell ), giá tiền của loadcell có độ không tuyến tính cao sẽ nhiều tiền hơn loadcell có độ không tuyến tính nhỏ hơn. Ví dụ: Để đạt độ phân giải của cân ô tô 10kg thì độ không tuyến tính của loadcell phải là 0,01 và giá tiền của loadcell có độ không tuyến tính 0,01 gấp 2 - 3 lần loadcell có độ không tuyến tính 0,02; 0,03. Hiện nay cân ô tô thường dùng 3 loại Loadcell trụ, loadcell uốn đơn, loadcell uốn kép.
 + Loadcell trụ: Kích thước nhỏ gọn, nhẹ nên được dùng phổ biến. 
 + Loadcell uốn đơn: Kích thước cồng kềnh, nặng khó lắp đặt nên ít được sử dụng
 + Loadcell uốn kép: Kích thước gọn, khối lượng nhẹ, dễ lắp đặt, độ chính xác ít bị ảnh hưởng của độ lệch tâm
 
Chọn đầu cân: Có độ phân giải càng lớn thì độ chính xác càng cao, một số ứng dụng của đầu can oto khách hàng cần chú ý là: có cổng giao tiếp với máy tính, máy in không, giao tiếp các thiết bị ngoại vi khác...Hiện nay thường sử dụng đầu cân K8, Kingbird
Chúc quý khách tìm được loại bàn cân phù hợp, để cân chính xác quý khách hàng nên sử dụng phần mềm cân Mắt Thần để chống gian lận hàng hóa, tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công.
 
 
 

Hãy để Mắt Thần giải quyết vấn đề của bạn

Dùng thử ngay

Hỗ trợ

Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng phục vụ 7 ngày trong tuần.

Hotline (024)3557.3636

Hãy gọi ngay cho chúng tôi bất cứ lúc nào bạn cần để nhận được tư vấn và thông tin đầy đủ nhất.

E-mail: info@dtctech.vn

Mọi yêu cầu, thắc mắc của bạn hãy gửi về email hỗ trợ để được trả lời một cách nhanh nhất.